80 câu nói kinh điển của John Lennon huyền thoại The Beatles

Nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của John Lennon (9/10/1940 – 8/12/1980), trang USA Today đã tổng hợp lại 80 câu nói nổi tiếng của thủ lĩnh huyền thoại ban nhạc The Beatles:

Về ban nhạc The Beatles
Tôi từng nói chúng tôi (The Beatles) nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus, sự thật là thế. – Phát biểu trên tạp chí Look năm 1966.

Bạn biết đó, chúng tôi không phải là Beatles của nhau. Đó chỉ là trò đùa thôi. Mỗi khi ra khỏi cửa khách sạn, chúng tôi đều gọi nhau là ” Rồi. Đi thôi Beatle John, Beatle George. Chúng tôi không sống bằng bộ mặt giả dối.” – Phát biểu trên tạp chí Look năm 1966.

Ban nhạc The Beatles debut ngày 9/2/1964

Paul McCartney và tôi đã thỏa thuận hồi năm 15 tuổi. Đó chưa từng là một giao kèo pháp lý giữa 2 người, chỉ là nói miệng thôi, chúng tôi quyết định ghi tên 2 người là đồng tác giả cho những gì chúng tôi sáng tác, bất kể lý do. – Tạp chí Playboy năm 1981, một năm sau khi John qua đời. (Có nhiều câu nói của John vẫn được báo chí khai thác và xuất bản sau khi ông qua đời.)

Khi đến Mỹ chúng tôi đã quá chuyên nghiệp rồi, chúng tôi đã làm chủ cuộc chơi. Lúc đó chúng tôi đã biết cách làm việc với báo chí; thời đó báo chí ở Anh Quốc kinh khủng nhất thế giới và chúng tôi vẫn biết cách xử lý mọi thứ. Chúng tôi đều rất ổn. – Tạp chí Rolling Stone, 1971.

Bạn thấy đó, chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi mọi thứ xung quanh. Ngay cả khi thời điểm đó không bị ảnh hưởng, chúng tôi cũng theo trào lưu đó. Nếu bây giờ chúng ta thử nghe một bản nhạc của ban The Rolling Stones và ban The Beatles sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng. Tạp chí Rolling Stone, 1968.

Hâm mộ The Beatles hoặc trào lưu Swinging Sixties giống như là bị ám ảnh bởi Thế chiến II hoặc tinh thần của Glenn Miller vậy. Tôi không nói là các bạn đừng mê nhạc của Glenn Miller hoặc Beatles, nhưng mà cứ mơ mộng thì giống như bạn đang sống lúc chạng vạng vậy. Đó không phải là sống, mà là ảo giác. – Playboy, 1981.

Mọi người luôn muốn đánh bại The Beatles ngay từ khi chúng tôi bắt đầu vào nghề, đặc biệt là báo chí Anh, họ lúc nào cũng hỏi “Dự định tương lai của mấy đứa là gì khi nhóm tan rã?” Truyền thông cứ lấy chúng tôi ra làm trò đùa. Chúng tôi có quyết định của riêng mình chứ không phải là quyết định của truyền thông, hoặc của đám đông. Chúng tôi không phải là gà công nghiệp. Chúng tôi biết phải làm gì. – Rolling Stone, 1971.

Không có thứ gì gọi là nhạc The Beatles hết”. Tại sao truyền thông lại có thể nói như vậy chứ? Nhạc Beatle là gì? Vậy còn Walrus, Penny Lane? – Rolling Stone, 1971.

Tại sao The Beatles phải nỗ lực thêm nữa? Họ cống hiến suốt 10 năm qua chưa đủ sao? Họ chưa đủ hết mình hay sao? – Playboy, 1981.

Tôi đã quen với thực tế rằng tôi luôn bị đem ra so sánh với các thành viên khác của Beatles. Nếu tôi đi học múa ba-lê thì điệu nhảy ba-lê của tôi cũng sẽ bị đem ra so sánh với môn bowling của Paul McCartney. Rolling Stone, 1975.

Tôi nói với Paul là tôi sẽ rời nhóm Beatles. – Rolling Stone, 1971.

Tôi thường lấy ví dụ rằng “Bạn có nhớ khi mới yêu không?” Thật sự là không. Tự nhiên nó vậy thôi. – John trả lời khi được hỏi lý do rời Beatles hồi năm 1970.

Về những sáng tác
Tất cả những gì cần nói về việc nhóm Beatles tan rã là: “Đây là những gì đang xảy ra với chúng tôi”. Chúng tôi đang gởi thông báo. Tôi không làm theo kiểu “ta là người giác ngộ, còn các ngươi là những con chiên cần đưa đường dẫn lối”. Rất nguy hiểm nếu phát ngôn bất cứ điều gì. – Playboy, 1981.

Tôi từng dự định viết 1 ca khúc về ngoại tình mà không cho vợ tôi biết về bài hát có chủ đề ngoại tình vì điều này rất ngớ ngẩn. Tôi viết bằng trải nghiệm của bản thân mình, đại loại thế. – John nói về việc sáng tác ca khúc Norwegian Wood (The Bird Has Flown).

Câu đầu tiên của ca khúc I Am The Walrus được viết khi tôi phê thuốc, câu thứ 2 được viết tuần sau cũng khi tôi phê thuốc, sau đó ca khúc được hoàn thành khi tôi gặp Yoko. – Playboy, 1981.

Chúng tôi sáng tác theo mọi kiểu, tất cả level, tôi viết lời bài hát mà mọi người sẽ không biết nó nghĩa gì nhiều năm sau này. – John trả lời năm 1968 khi được hỏi về ca khúc Strawberry Fields.

Thông điệp trong ca khúc Baby You’re a Rich Man là đừng có than khóc nữa. Bạn là người giàu, tất cả chúng ta đều giàu. – Rolling Stone, 1968.

Tôi rất thích thú và hài lòng khi có người khác hát lại những ca khúc của mình. Điều này làm tôi cảm thấy phấn khởi vì họ dám làm, vì có một số ca khúc của tôi rất khó hát lại. – Playboy, 1981.

Hình ảnh trong ca khúc Lucy in the Sky With Diamonds lấy cảm hứng từ câu chuyện Alice ở xứ sở thần tiên. Alice ngồi trên thuyền. Alice mua 1 cái trứng và nó nở thành Humpty Dumpty. Người phụ nữ bán ở cửa hàng hóa thành con cừu, rồi mọi người cứ vậy chèo thuyền đi. Tôi còn thấy hình ảnh 1 cô gái đeo kính vạn hoa từ trên trời phái xuống cứu tôi. Hóa ra đó là cô vợ Yoko Ono của tôi, mặc dù tôi viết ca khúc này trước khi gặp và biết Yoko. Có lẽ đó là ca khúc Yoko in the Sky With Diamonds. – Playboy, 1981.

Về bản thân
Tôi tiêu cực về xã hội, chính trị, báo chí, chính quyền. Nhưng tôi không hề tiêu cực về cuộc sống, tình yêu, lòng tốt, sự sống, cái chết. Đó là lý do tôi không muốn bị người khác gọi là tiêu cực. – Look, 1966.

Tôi là một nghệ sĩ lập dị chứ không phải một con ngựa đua chuyên nghiệp. – Rolling Stone, 1975.

Khi được nếu ông có phải là thiên tài không, John trả lời: Nếu như thiên tài có tồn tại thì tôi chính là thiên tài. – Rolling Stone, 1971.

Một trong những ước mơ của tôi là làm 1 người ngư dân, nghe có vẻ ngớ ngẩn, tôi sẽ sớm giàu, hoặc nghèo. Tôi ước rằng nỗi đau là sự ngu ngốc hoặc điều ước hoặc là một cái gì đó. – Rolling Stone, 1971.

Tôi chưa bao giờ đi họp lớp trung học. Tôi quan niệm rằng “xa mặt, cách lòng”. Vì vậy tôi không có nhiều kí ức lãng mạng về quá khứ. Playboy, 1981.

Khi được hỏi có bao nhiêu tiền, John nói: Tôi không tiết lộ đâu. Nhiều hơn tôi từng có. – Rolling Stone, 1971.
Không ai điều khiển được tôi. Tôi là kẻ bất kham. Người có thể điều khiển được tôi là chính tôi, và điều này gần như không thể. – Playboy, 1981.

Hôn nhân với Yoko Ono


Nó từng rất lãng mạn. Tôi kể về nó trong ca khúc The Ballad of John and Yoko. Nếu bạn muốn biết chuyện của chúng tôi như thế nào thì hãy nghe ca khúc đó. Gibraltar (nơi 2 người kết hôn) là một giấc mơ nhỏ đầy nắng. Tôi không tìm được bộ vest màu trắng nên đã mặc áo khoác màu trắng và quần dài vải nhung màu kem. Yoko thì mặc váy trắng. – Rolling Stone, 1971.

Khi chúng tôi kết hôn, cả 2 đều biết rằng kỳ trăng mật sẽ bị truyền thông soi rất kĩ, dù vậy, chúng tôi quyết định công khai. Chúng tôi ngồi trên giường ở khách sạn và trả lời phỏng vấn của báo chí suốt cả tuần liền. Rất mắc cười. Thực tế là thời điểm đó (năm 1969) chúng tôi đã làm hình ảnh đại diện cho hòa bình trên trang nhất của báo chí thay vì tin tức về Chiến tranh Lạnh. – Playboy, 1981.

Tôi là một gã đàn ông tầng lớp lao động nhưng đã quen được phục vụ và Yoko không thích điều này. Từ ngày gặp tôi, cô ấy yêu cầu mọi thứ phải bình đẳng: thời gian, không gian, quyền bình đẳng. – Newsweek, 1980.

Cô ấy là niềm cảm hứng sáng tạo trong tôi. Không phải cô ấy là hình tượng trong các bài hát, mà là cô ấy khơi nguồn cảm hứng cho tôi. – Playboy, 1981.

Đó là quan hệ thầy-trò. Nhiều người lại không hiểu cái đó. Yoko là cô giáo còn tôi là học trò. Tôi là người nổi tiếng, người ta cho rằng cái gì tôi cũng biết nhưng thực ra tôi lại là học sinh của vợ. – Playboy, 1981.

Lúc đó tâm thế chỉ có 2 chúng tôi, nếu đĩa nhạc không bán được có nghĩa là công chúng không muốn nghe nhạc viết về tình yêu của John và Yoko. Có thể là họ không cần John nữa hoặc họ không muốn cặp đôi John và Yoko hoặc họ chỉ cần mỗi mình Yoko, hoặc có thể là bất cứ điều gì đó khác. Tuy nhiên nếu họ không cần 2 chúng tôi, chúng tôi cũng không quan tâm. – John nói về album Double Fantasy với tờ Rolling Stone, 1980.

Cương vị làm cha
Tôi và Yoko mất một khoản thời gian lâu mới có con chung. Tôi muốn dành 5 năm đầu đời thật sự dành riêng cho Sean. Tôi đã không có cơ hội nhìn Julian, con trai đầu tiên của tôi với vợ cũ Cynthia. Tới một ngày, 1 cậu thiếu niên 17 tuổi gọi cho tôi và nói chuyện về xe mô tô. – Newsweek, 1980.

Một trong những chuyện vui trong hôn nhân của tôi là Yoko trở thành trụ cột gia đình, cô ấy quán xuyến mọi thứ, kể cả tài chính. Tôi trở thành người nội trợ ở nhà. Tôi từng hỏi: “Công việc hôm nay thế nào, em yêu? Em uống cocktail không? Anh vẫn chưa ra tiệm giặt ủi lấy đồ của em về nữa. Tôi đã hiểu vì sao các bà nội trợ luôn đau đầu vì việc nhà. – Newsweek, 1980.

Tôi không phải là một người cha tốt, tôi vẫn cố gắng từng ngày. Tôi rất hay cáu kỉnh và mau chán. Tâm trạng tôi lên xuống thất thường và con tôi cũng phải làm quen với việc đó. Tôi không biết nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của thằng bé như thế nào. – Rolling Stone, 1980.

Về đức tin
Tôi tin rằng Chúa Jesus đúng, Phật cũng đúng, tất cả ai tin vào họ đều đúng. Tất cả họ đều đã nói về cùng 1 điều và tin tôi. – Look, 1966.

Tôi không tin có phép màu, tôi không tin Chúa Jesus, không tin Phật. Tôi không tin Elvis Presley. Không tin The Beatles. (1970).

Hãy tưởng tượng không có thiên đường. Dễ lắm. Không có địa ngục, trên đầu chúng ta chỉ là bầu trời. Hãy tưởng tượng mọi người, sống cho ngày hôm nay. – Imagine, 1971.

Sở thích âm nhạc
Về mặt khái niệm thì không có nhạc nào hay bằng rock n roll. Chưa từng có nhóm nhạc kể cả Beatles, Dylan hay Rolling Stones có bài hát nào hay hơn Whole Lot of Shaking. Hoặc có thể tôi giống cha mẹ mình, tôi thích nhạc thời đó và say mê không thể dứt. – Rolling Stone, 1971.

Tất cả nhạc đều là bình cũ rượu mới. Chỉ có vài nốt nhạc. Chỉ là sự biến tấu các chủ đề. Ai đó hãy nói với lũ trẻ thập niên 1970 rằng nhạc Bee Gees chúng đang nghe là nhạc làm mới lại của Beatles. Bee Gees không sai. – Playboy, 1980.

Tôi vẫn là 1 tay thu âm nhạc. Không một ai trên trái đất này, kể cả tôi, khiến tôi có thể ngồi nghe hết 1 album nhạc. – Rolling Stone, 1975.

Tôi không mua đĩa nhạc. Tôi thích nghe nhạc dân gian Nhật Bản, Ấn Độ. – Playboy, 1981.


Ý kiến về các ngôi sao nhạc rock khác
Tùy theo họ là ai. Nếu đó là Mick Jagger hoặc Old Guard như cách tôi gọi họ, vâng, họ là Old Guard. Elton John, David Bowie chỉ là newbie thôi. Tôi không cảm thấy già, đơn giản vì tuổi tôi chưa gấp rưỡi họ, hehe. – Rolling Stone, 1975.

Tôi không theo đuổi Elvis hoặc Dylan, tôi luôn luôn ở đây. Nhưng nếu tôi gặp 1 nghệ sĩ vĩ đại thì tôi sẽ yêu họ lắm. – Rolling Stone, 1971.

Kể từ album Highway 64 (sic) và Blonde on Blonde, tôi không còn thưởng thức nhạc của Dylan, với lại sau này có nhạc của George Harrison đã khiến tôi phải lắng nghe. – Playboy, 1981.

Sẽ rất thú vị khi Elvis quay về thời kì kết hợp với hãng Sun Records phải không? Tôi không biết. Tuy nhiên tôi thích nghe nhạc của Elvis thời còn ở Sun Records. Nhưng tôi không thích “đào mộ” thời kì đó của họ. – Playboy, 1981.

Mọi người vẫn thường hát lại nhạc của nhau, nhưng không ai nói gì về chuyện đó. Ngày nay thì khác. Elton John từng xin ý kiến tôi để cover lại bài Lucy in the Sky With Diamonds. Nhưng anh ấy quá ngại hỏi trực tiếp. Chúng tôi có 1 người bạn chung và Elton đã nhờ người bạn này chuyển lời với tôi rằng Elton muốn hát lại bài Lucy và mời tôi hợp tác. Tôi đồng ý và đã hát phần điệp khúc trong bản cover đó. – John trả lời phỏng vấn vào năm 1975.

Về sức khỏe và cái chết
Tôi không thích làm người lớn nhưng tôi lại phát ốm nếu mình không lớn lên, nó là vậy. Tôi sẽ tìm ra cách để mình không lớn lên. Sẽ có cách tốt hơn để không lớn lên thay vì hành hạ cơ thể của mình. – Rolling Stone, 1975.

Chủ yếu chúng tôi ăn thực dưỡng, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có đưa vợ con đi ăn pizza. – Playboy, 1981.
Có thể mọi người sẽ lãng quên tôi sau khi tôi chết. Thực sự tôi không quan tâm chuyện khi tôi chết. – The Dick Cavett Show, 1971.

Con mèo có 9 mạng sống. Nó có 9 mạng. Nhưng ta chỉ có 1. Và đời con chó thì không vui. – Crippled Inside, 1971.

Hai cành cây. Mặt trời đang lặn. Một ngày sắp qua. – Ca khúc Grow Old With Me, phát hành 1984.

Về ma túy
Đó chỉ là một hình ảnh khác phản chiếu trong gương. Không phải là phép màu. Nó là liệu pháp trực quan giúp chúng ta nhìn lại bản thân. – Trả lời phỏng vấn Rolling Stone năm 1971 về việc chất kích thích ảnh hưởng tới sáng tác của John như thế nào, sau khi ông đi cai nghiện năm 1964.

Chúng tôi ăn sáng bằng cần sa. Mọi người rất thích cần sa và không ai nói chuyện được với chúng tôi, bởi vì mắt ai cũng đờ đẫn, miệng thì cười khúc khích. Ai cũng có 1 thế giới riêng.

Ca khúc Happiness Is A Warm Gun không viết về heroin. Tôi nhìn thấy 1 quyển tạp chí về súng đặt trên bàn, trang bìa là 1 khẩu súng đang nhả khói và tựa 1 bài báo (mà tôi chưa hề đọc) tên là Happiness Is A Warn Gun. Tôi chộp ngay ý tưởng này. Một ý tưởng tệ hại rằng tôi vừa bắn 1 con vật nào đó. – Playboy, 1981.

Nếu có người đưa tôi thuốc thì tôi hút thôi, nhưng tôi không chủ ý đi tìm nó. – Playboy, 1981.

“Chơi đồ” không vui đâu. Tôi chưa từng chích heroin. Mọi người chỉ hít khi đau buồn mà thôi. Chúng tôi gặp nhiều chuyện tồi tệ, đặc biệt là mối quan hệ với Yoko. Chúng tôi hít heroin vì mọi người đối xử tệ bạc với The Beatles. Rất may là chúng tôi đã dứt ra được. – Rolling Stone, 1971.

Về danh vọng
Tôi không sợ nhìn ống kính máy ảnh – đó là thứ mọi người chỉa vào tôi. – Look, 1966.

Bạn không cần phải thành ngôi sao để được đối xử đặc biệt. Bạn chỉ cần là người tiên phong. – Look, 1966.

Tôi đã từng bỏ cuộc nhiều lần. Một phần trong tôi là nhà sư, một phần lại là con thiêu thân nghiện ánh đèn sân khấu. Nỗi sợ hãi trong ngành âm nhạc đó là bạn không tồn tại nếu bạn không biểu diễn ở sân khấu Xenon của Andy Warhol. – Newsweek, 1980.

Lúc trả lời phỏng vấn báo chí, nửa thời gian là tôi không biết mình nói cái gì. – The Dick Cavett Show, 1971.

Không còn ngồi đu quay nữa, tôi phải đi rồi. – Watching the Wheels, 1980.

Về cuộc sống con người
Sinh ra là khổ. Hầu hết đời chúng ta là khổ đau, tôi cho rằng ta càng đau khổ thì ta càng tìm đến Chúa. – Rolling Stone, 1971.

Sợ hãi “sự vô danh” khiến mọi người quay cuồng theo đuổi những giấc mơ, ảo ảnh, chiến tranh, hòa bình, yêu, hận, tất cả những thứ đó đều là ảo ảnh. – Playboy, 1981.

Dẫu tình là xa lạ / Tình vẫn còn mãi. – Bless You, 1974.

Là anh em thì phải nhớ nhau / những người ta từng gặp. – Instant Karma, 1970.

Sau tất cả / Mọi chuyện sẽ tốt thôi. – Beautiful Boy, 1980.

Sự thật mất lòng / Ta không thể làm hài lòng mọi người. – I’m Stepping Out, phát hành 1984.

Về Cách mạng và chính trị
Tôi không muốn chết, tôi không muốn bị thương, nhưng nếu họ cho nổ tung cả trái đất thì chúng ta sẽ hết đau thương, không còn rắc rối nữa. – Rolling Stone, 1971.

Chủ nghĩa cấp tiến (thập niên 1970) là giả tạo, bởi vì nó không tồn tại tội lỗi. Tôi luôn cảm thấy tội lỗi khi kiếm tiền, vì vậy tôi phải đem cho đi hoặc làm mất tiền. Tôi không phải là kẻ đạo đức giả. Khi đã tin, tôi tin tuyệt đối. – Newsweek, 1980.

Ở Anh, cơ bản thì chỉ có 2: hoặc là bạn theo chủ nghĩa tư bản, hoặc bạn theo chủ nghĩa lao động. – Playboy, 1981.

Không thể phủ nhận rằng chúng ta đang sống trong thế giới tư bản. Tôi cho rằng để tồn tại và thay đổi thế giới, trước hết bạn phải sống và tự chăm sóc bản thân. – Playboy, 1981.

Bạn hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích, nhưng không nên quá phụ thuộc vào các nhà chính trị hoặc cơ cấu. Đừng mong đợi Jimmy Carter, Ronald Reagan, hay là John Lennon hay là Yoko Ono, Bob Dylan hay là chúa Jesus sẽ xuất hiện và làm thay bạn. Bạn phải tự tay thực hiện điều đó. – Playboy, 1981.

Tất cả những gì chúng tôi nói là để kéo dài nền hòa bình. – Give Peace A Chance, 1969.

Có người nói rằng tôi đến Mỹ sống để né thuế. Rất khó để giải thích cho mọi người hiểu. Chỉ là tôi quyết định sống ở Mỹ sau khi đến đây. Lúc trước tôi không có ý định rời Anh. Tôi để mọi thứ lại ở Anh. Thậm chí tôi còn không đem theo quần áo. Tôi chỉ đến thăm nước Mỹ và ở lại. Nếu tôi sống ở Mỹ vì lý do thuế thì tôi đã báo với chính quyền Anh rồi, mỗi năm tôi sẽ được hoàn thuế cả triệu bảng Anh. Ở Mỹ, mọi người hãy ngừng nói tôi đến Mỹ để trốn thuế đi. Tôi thích sống ở Mỹ, có nơi nào tốt hơn không? – John trả lời về lý do định cư Mỹ, 1975.

Về tương lai
Mặt trời sẽ không bao giờ tắt / Nhưng thế giới không thể tồn tại mãi. – Isolation, 1970.

Tôi không thể nghĩ vài năm nữa thế nào; thật kinh khủng nếu đoán xem tương lai thế nào, hàng triệu năm nữa. Tôi chỉ chơi nhạc tính bằng tuần. – Rolling Stone, 1971.

Tôi hy vọng chúng tôi sẽ là một cặp vợ chồng già đẹp lão, sống ở bờ biển Ireland hoặc nơi nào giống vậy, cùng nhau xem lại những kỉ niệm điên khùng hồi trẻ. – Rolling Stone, 1971, tưởng tượng khi John và Yoko 64 tuổi.

Có vẻ như tôi sắp 40 tuổi và cuộc đời chỉ thật sự bắt đầu khi chúng ta 40 – họ nói vậy. Tôi cũng tin thế. – Playboy, 1981.

Hy vọng ngày nào đó mọi người sẽ cùng nhau / Cả thế giới sẽ hòa làm một. – Imagine, 1971.

Theo usatoday

Similar Articles

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Most Popular